Cách quản lý sâu cuốn lá nhỏ trong vụ Đông Xuân 

nh-phong-tru-1141057419

Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa không còn xa lạ với bà con nông dân hiện nay. Nó có khả năng gây thiệt hại ở mức độ cao trên diện rộng và rất khó phòng trừ. Thường phát sinh nặng vào giai đoạn cây lúa đẻ nhánh cho đến khi lúa ngậm sữa.

Sâu cuốn lá gây hại bằng cách nhả tơ, kết hai mép lá lại theo chiều dọc thành cái ống để sinh sống và gây hại bên trong. Chúng ăn phần thịt lá, khiến lá lúa bị mất diệp lục, giảm diện tích quang hợp, dẫn đến sinh trưởng kém, nếu gây hại khi lúa đang làm đòng – trỗ bông sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất. Bên cạnh đó vết thương chỗ mép lá còn tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây thêm nhiều bệnh cho lúa.

1.Về Đặc điểm hình thái 

Trứng sâu cuốn lá nhỏ có hình bầu dục, sâu non có 5 mức tuổi, mới nở màu trắng trong, đầu có màu nâu đen, khi lớn cơ thể chuyển màu vàng xanh, đầu màu nâu sáng. Khi đụng đến sâu búng mạnh nhả tơ và rơi xuống.

Kinh-nghiem-phong-tru-sau-cuon-la-cho-lua

Nhộng có màu vàng hoặc nâu đậm, thường thấy trong lá bị cuốn. Bướm sâu cuốn lá hay còn gọi là ngài có màu vàng hơi nâu, khi đậu cánh sẽ xếp thành hình tam giác có 2 sọc nâu đen rất dễ thấy.

z6034933342669_44675f67929748f0769e7a0bed742855

2.Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ  

Kéo dài khoảng từ 30 đến 35 ngày. Cụ thể, giai đoạn trứng khoảng 6 – 7 ngày, sau đó nở thành sâu non, sau 15 – 25 ngày sâu sẽ hóa nhộng,  cỡ 6 – 8 ngày thì nhộng nở bướm, (còn gọi là con Ngài), mọc cánh rồi đẻ trứng trong 2 – 7 ngày.

nh-phong-tru-1141057419

Nhộng thường mọc cánh về đêm. Bướm sâu cuốn lá nhỏ có tính hướng sáng rất mạnh, thường con cái mạnh hơn con đực. Ban ngày bướm thường ẩn nấp, nếu khua động thì chỉ bay lên bằng chiều cao ngọn lúa. Nó thường tìm những ruộng lúa xanh tốt để đẻ trứng vào ban đêm, rải rác trên các lá lúa.

3.Các yếu tố tác động đến sự bộc phát sâu cuốn lá nhỏ 

Khi thời vụ gieo sạ muộn, gieo cấy giống dễ nhiễm sâu bệnh, lúa sẽ dễ bị sâu tấn công. Sâu cuốn lá nhỏ tập trung hại nặng vào 2 thời kỳ sinh trưởng của cây lúa là đẻ nhánh rộ và làm đòng – trổ. Khi trà lúa chính vụ đã qua các giai đoạn trên, sâu cuốn lá sẽ tập trung vào trà lúa muộn hơn để phát triển và bảo tồn nòi giống.

images1325453_Untitled_1

Hay khi sử dụng phân bón không hợp lý: Bón quá nhiều đạm, bón lai rai nhiều lần làm cho cây lúa lúc nào cũng xanh tốt là điều kiện lý tưởng để sâu cuốn lá nhỏ phát sinh, phát triển.

Hoặc do thời tiết khí hậu, đặc biệt là mùa mưa nắng xen kẽ kết hợp ẩm độ cao, sâu cuốn lá phát sinh rất mạnh. Vì vậy cần nắm chắc dự báo thời tiết để chủ động đưa ra biện pháp ngăn ngừa sớm.

4.Biện pháp phòng trừ 

Phòng, trị sâu cuốn lá nhỏ theo hướng bền vững là tăng cường áp dụng quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp, kết hợp hài hòa các biện pháp thủ công, canh tác, sinh học…

Thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ rất đa dạng từ các loài ong, nấm, các loài ăn thịt… nên chú ý bảo vệ hoặc bổ sung thiên địch như ong mắt đỏ, nhện, kiến ba khoang,…

2-1652845560

Biện pháp canh tác rất quan trọng, nếu thực hiện đúng kỹ thuật từ khâu làm đất, bón phân, thời vụ, mật độ gieo cấy, chế độ nước… sẽ giảm thiểu sự phát sinh quá mức của sâu bệnh hại nói chung và sâu cuốn lá nhỏ nói riêng.

Thăm ruộng thường xuyên sẽ giúp bà con xác định sự xuất hiện của bướm sâu cuốn lá trên ruộng từ đó lựa chọn được thời điểm xử lý cần thiết.

Bởi vì khi thấy bướm rộ trên đồng thì 6 – 7 ngày sau sẽ có sâu mới nở tuổi 1, đây chính là thời điểm tốt nhất để phun thuốc vì sâu còn non, chưa kháng thuốc.

Bà con nên lưu ý là trong giai đoạn 40 ngày sau sạ thì không phun xịt thuốc. Đặc biệt là các loại thuốc phổ rộng vì nó sẽ giết đi các thiên địch có lợi, làm cho chúng ta khó quản lý, khống chế được mật độ sâu cuốn lá trên đồng ruộng.

Khi phun thuốc thì nên phun ướt đều tán lá, đủ để thuốc tiếp xúc được với sâu và nên phun đúng liều lượng khi sâu tầm 10– 20 con/m2 để vừa đạt hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0854.852.852