Tác dụng của kali đối với cây lúa
Kali là dưỡng chất không thể thiếu đối với bất kỳ cây trồng nào. Kali cực kỳ cần thiết cho sự phát triển của các loại cây, trong đó có lúa. Kali tham gia vào quá trình sinh trưởng, chuyển hóa, truyền tín hiệu,… giúp lúa đảm bảo quá trình phát triển và tăng năng suất lúa.
1. Thúc đẩy tổng hợp dinh dưỡng: Kali hỗ trợ tổng hợp tinh bột, protein và đường, giúp lúa đạt năng suất cao và chất lượng hạt gạo tốt hơn. Do nhờ chuyển hóa enzym và thúc đẩy quá trình quang hợp ở cây trồng do Kali điều tiết.
2. Tăng sức đề kháng: Giúp cây lúa chống chịu sâu bệnh, hạn hán, lạnh giá, khi bà con bón Kali với liều lượng hợp lý và đầy đủ, lúa sẽ có bộ rễ khỏe mạnh hơn. Từ đây, bộ rễ giúp hấp thụ dinh dưỡng và vận chuyển nước dinh dưỡng hiệu quả cho cây lúa phát triển khoẻ mạnh.
3. Cải thiện cấu trúc cây: Thân, lá, rễ và các tế bào khác của lúa cũng được bảo vệ tốt hơn. Do cây được bổ sung Kali sẽ có độ cứng nhất định, chống mềm rũ, hạn chế tình trạng sinh trưởng còi cọc.
4. Điều hòa dinh dưỡng: Kali có thể giúp cây lúa khi dư Đạm, được trung hòa lại vì nó có khả năng đồng hóa Nito, tổng hợp Protein. Lúa trồng ở vùng đất bị phèn chua, bà con có thể bón Kali đúng lượng. Kali cũng khắc phục tình trạng này hiệu quả.
5. Tăng chất lượng hạt lúa: Kali còn giúp cho hạt lúa sáng bóng, tăng hàm lượng tinh bột trong hạt lúa. Làm giảm tỉ lệ bị lem lép hạt trên lúa, góp phần tăng sản lượng lúa nhiều hơn nữa.
Tác dụng theo giai đoạn sinh trưởng
Giai đoạn bón thúc đợt 1 từ 20-25 ngày sau sạ khi lúa bén rễ. Bà con bón phân ở giai đoạn này giúp lúa bổ sung Kali, tăng khả năng hấp thụ các dưỡng chất khác,giúp cây chắc khỏe hơn. Liều lượng Kali ở giai đoạn này, bón khoảng 20-30kg/ha nhằm tăng khả năng chống chịu của lúa đối với thời tiết và sâu bệnh hại. Tác dụng của Kali đối với lúa ở giai đoạn này nhằm thúc đẩy sự tổng hợp, bổ trợ cho cây lúa hấp thu một số nguyên tố đa, trung, vi lượng khác.
Giai đoạn làm đòng bón thúc (đợt 2) từ 38-45 ngày sau sạ. Giai đoạn này rất quan trọng khi lúa bà con đứng cái và chuẩn bị làm đòng. Bón Kali ở thời điểm trước lúc lúa trổ bông giúp hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Hấp thụ dưỡng chất tốt hơn sẽ cải thiện chất lượng bông lúa vàtăng số lượng bông lúa trên cây. Đồng thời, cũng làm tăng trọng lượng hạt, chất lượng hạt gạo. Ngoài ra, Kali còn làm cho bộ rễ khoẻ và rắn chắc, giúp hạn chế đỗ ngã cây khi bông lúa trỗ. Liều lượng ở giai đoạn này, bà con bón khoảng 40-60kg/ha cho giai đoạn này.
———————————————
Để tìm hiểu thêm kiến thức nông nghiệp hay cần hỗ trợ thêm về các sản phẩm thì bà con hãy để lại bình luận cũng như ib cho page nhé! Hoặc liên hệ trực tiếp:
𝑺𝑨𝑩𝑰𝑶 𝑮𝒊𝒂̉𝒊 𝒑𝒉𝒂́𝒑 𝑵𝒐̂𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝑺𝒊𝒏𝒉 𝒉𝒐̣𝒄
☎Hotline/Zalo: 0854 852 852
🏢Địa chỉ: Đường Hà Hoàng Hổ, phường Mỹ Hoà, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang.